PC1 Group chia sẻ tại hội thảo “Phát triển khu công nghiệp sinh thái, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0” với nhận định Mô hình mạng lưới nhỏ của điện mặt trời là tối ưu hơn.

5/5 - (6 votes)

Ngày 17/06  vừa qua đã diễn ra hội thảo “Phát triển khu công nghiệp sinh thái, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0” do Tạp chí Mekong – ASEAN tổ chức tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền Hải Phòng.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Hoàng Thủy Chung – Đại diện Tạp chí Mekong ASEAN cho biết, Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ cùng 150 quốc gia trên thế giới đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050, giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Đây là một trong những nội dung cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025; phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và xác định tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Đại diện Shinec – Ông Phạm Hồng Điệp – Chủ tịch CTCP Shinec (Chủ đầu tư KCN sinh thái Nam Cầu Kiền) cho biết mong muốn phủ điện mái nhà toàn KCN để tiến tới mục tiêu zero carbon:”Tại Nam Cầu Kiền, chúng tôi đã xây dựng 3 mô hình hệ thống cộng sinh công nghiệp. Các nhà máy của doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Italy, Singapore, Việt Nam… đều liên kết với nhau rất hài hoà vì giá trị gia tăng cho lợi ích từng doanh nghiệp. Chúng tôi đang muốn xây dựng thêm hệ thống năng lượng tái tạo, phủ hết điện mái nhà để sử dụng trong Khu công nghiệp”. Ông cho biết thêm “Nam Cầu Kiền sẽ tự đầu tư hệ thống điện mái nhà, tự sử dụng và không đưa lên lưới điện quốc gia”.

Đại diện PC1 Group Ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Kinh doanh Năng lượng xanh cho biết, để phát triển năng lượng mặt trời trên tổng thể thì cần sự khích lệ của Chính phủ. Năm 2020, quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời đã tạo cú hích lớn cho lĩnh vực này, giúp nâng cao nhận thức xã hội về năng lượng tái tạo.

 

Tuy nhiên, theo ông cái gì phát triển nhanh quá cũng để lại hệ luỵ. Việc phát triển quá nóng của điện mặt trời đã gây áp lực lên hệ thống truyền tải. Hiện nay, EVN tạm thời không thực hiện thỏa thuận đấu nối các hệ thống điện mặt trời mái nhà vào lưới điện trong thời gian chờ Chính phủ ban hành cơ chế và có hướng dẫn thực hiện của Bộ Công Thương.

Tuy nhiên trong quy hoạch điện VIII Chính phủ vẫn khuyến khích tự sản xuất, sử dụng. Thực tế, vai trò của năng lượng tái tạo ngày càng quan trọng, đặc biệt là sau cam kết COP26. Đây cũng là yếu tố hấp dẫn mà Việt Nam thu hút quan tâm đầu tư từ nước ngoài. Ông Hùng dẫn ví dụ việc Tập đoàn Lego đầu tư hơn 1 tỷ USD xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương. Đây là nhà máy trung hoà carbon đầu tiên của Tập đoàn này.

Tiềm năng là vậy nhưng việc phát triển như thế nào thì yêu cầu các đơn vị tham gia phải tìm hướng đi thông minh hơn. Bài toán đặt ra với năng lượng điện mặt trời là phải sử dụng hết. Vì vậy, ông Hùng cho rằng mô hình mạng lưới nhỏ sẽ tối ưu hơn. Như các khu công nghiệp có mạng lưới điện riêng sẽ chủ động được nguồn năng lượng, tự phân bổ thừa – thiếu giữa các đơn vị.

Là nhà tổng thầu cơ điện, cùng với kinh nghiệm vận hành nhà máy điện cũng như năng lực về tư vấn trong ngành, ông Hùng cho biết PC1 đang xây dựng mô hình phát triển năng lượng dựa trên cơ sở số hoá, giúp chủ đầu tư, doanh nghiệp chạy ra những kịch bản tối ưu về xây dựng nguồn năng lượng tối ưu. Đây cũng là thế mạnh để PC1 tham gia hơn nữa vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

(Ông Nguyễn Việt Hùng – Giám đốc Kinh doanh Năng lượng xanh – PC1 Group)

(Toàn cảnh hội thảo tại Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Hải Phòng)

(Đại diện PC1 Group tham dự thội thảo)

Trích lược từ Mekong Asians.

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published.