Điều kiện khởi công và thi công dự án điện gió là gì, quy trình thi công ra sao?

4.7/5 - (12 votes)

Hiện nay, cùng với năng lượng điện mặt trời thì năng lượng điện gió cũng đang ngày càng phát triển nhờ đặc tính bảo vệ môi trường. Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có các nhà máy điện gió hoạt động để phục vụ lưới điện cho khu vực đó như nhà máy điện gió Đại Phong ở tỉnh Bình Thuận, nhà máy điện gió Đầm Nại 2 ở tỉnh Ninh Thuận, nhà máy điện gió Hòa Bình 2 ở tỉnh Bạc Liêu… Giúp giảm tải áp lực cho lưới điện cho quốc gia và góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Vậy những điều kiện cần để khởi công và thi công dự án điện gió là gì? Yêu cầu đối với trang thiết bị dùng trong thi công ra sao. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao cần thi công dự án điện gió?

PCC1 thi công dự án điện gió

Trước thực tế nhiều nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí đốt đang dần cạn kiệt, Năng lượng gió được coi là nguồn năng lượng dồi dào và có nhiều tiềm năng trong tương lai. Nhờ các tuabin gió, năng lượng gió được chuyển đổi thành điện năng, giúp tận dụng được nguồn năng lượng miễn phí từ thiên nhiên nhiên, giảm thiểu tối đa các tác động biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó, nguồn lợi nhuận các nhà máy điện gió mang lại cũng không hề nhỏ. Trên thực tế, Nhà máy Điện gió IA BANG 1 sau khi đi vào vận hành dự kiến hàng năm đóng góp 163 triệu kWh sản lượng điện vào lưới điện quốc gia, phục vụ gần 25 nghìn hộ gia đình, Doanh thu tương đương 319 tỷ đồng và góp phần giảm thải 141.411 tấn khí thải CO2.

Điều kiện thi công xây dựng công trình dự án điện gió

Để dự án điện gió chỉ được phép khởi công và thi công xây dựng, ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, yêu cầu về bảo vệ môi trường thì còn cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Có hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định và phê duyệt;
  • Có hợp đồng mua bán điện với Bên mua điện đã được ký kết;
  • Có hợp đồng cung cấp tài chính và cam kết về nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình đúng theo tiến độ trong dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt.

Yêu cầu đối với trang thiết bị dùng trong thi công dự án điện gió

Trang thiết bị thi công dự án điện gió

Các trang thiết bị dùng trong thi công dự án điện gió cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc bộ chuẩn hóa quốc tế IEC hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
  • Thiết bị thi công công trình điện gió phải là thiết bị chưa qua sử dụng, có thời hạn xuất xưởng không quá 5 năm, có đầy đủ Giấy chứng nhận xuất xứ và Giấy chứng nhận sản xuất phù hợp. Nếu muốn sử dụng thiết bị công trình điện gió đã qua sử dụng hay có thời gian xuất xưởng quá 5 năm phải tiến hành báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp với các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định.

Trước khi thi công dự án điện gió, cần tiến hành đánh giá những gì?

Đánh giá điện năng năng lượng gió

Xem xét tiềm năng của tài nguyên gió tại nơi lắp đặt và thi công dự án điện gió tại các nhà máy. Ngoài ra cần tiến hành xem xét địa hình và đặc điểm của khí hậu như sức gió qua các mùa nhằm đánh giá được các tiềm năng tài nguyên gió ở nơi xây dựng.

Đánh giá điều kiện xây dựng

Cần đánh giá các điều kiện địa hình, đường xá có thích hợp lưu thông cho các phương tiện chuyên chở nặng hay không? Cũng như cần đánh giá khả năng mở rộng nhà máy điện gió trong tương lai.

Đánh giá quy hoạch trong tương lai

Đánh, xem xét quy mô tại khu vực lắp đặt và các điều kiện liên quan nhằm đưa ra các kế hoạch mở rộng quy mô nhà máy điện gió trong tương lai.

Tổng quan quy trình phát triển điện gió

Tổng quan quy trình phát triển dự án điện gió

Giai đoạn A: Chuẩn bị

Giai đoạn Chuẩn bị bắt đầu bằng việc xác định điểm tiềm năng và kết thúc khi chủ đầu tư dự án ký quỹ và nhận được Chấp thuận chủ trương mua bán điện. Điều quan trọng ở giai đoạn này là phải làm rõ xem địa điểm dự án đã được đưa vào Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia (QHPTĐG) hoặc QHPTĐG tỉnh hay chưa. Đây là điều kiện quyết định các bước phát triển dự án tiếp theo.

  • Nếu điểm dự án đã nằm trong QHPTĐG quốc gia/tỉnh:

– Nếu điểm nào chưa có số liệu gió thì chủ đầu tư dự án nên sớm tiến hành đo gió.

– Với những điểm đã có số liệu gió, để có thể tiếp cận các nguồn vốn vay, chủ đầu tư được khuyến cáo nên tiến hành đo gió theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tốt nhất nên tiến hành đo gió sớm để có thể rút ngắn thời gian phát triển dự án. Thời gian ước tính cho giai đoạn đầu tiên này khoảng từ 6 tháng đến 1,5 năm với điểm đã có số liệu gió và từ 1 năm đến 2 năm cho những điểm chưa có số liệu gió (thời gian đo gió tối thiểu là 1 năm).

  • Nếu điểm dự án chưa được đưa vào QHPTĐT quốc gia/tỉnh thì giai đoạn đầu này có thể mất từ 1 đến 2 năm để chủ đầu tư tiến hành xin bổ sung dự án vào quy hoạch.

Giai đoạn B: Phát triển dự án

Giai đoạn Phát triển dự án bắt đầu với Quyết định đầu tư hoặc nghiên cứu khả thi và kết thúc khi bắt đầu giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư phải có được một số thỏa thuận và giấy phép nhất định, chẳng hạn như Thỏa thuận nối lưới, Thỏa thuận đo đếm, Giấy phép xây dựng… Để có được những giây tờ này cần tiến hành nghiên cứu điều kiện để được cấp vốn, trong đó sẽ bao gồm tất cả các đầu vào và thông tin cần thiết để được cấp thỏa thuận và giấy phép. Dự kiến giai đoạn này sẽ được hoàn thành từ 1 đến năm, tùy thuộc vào chất lượng và kết quả của Nghiên cứu khả thi, trong đó Nghiên cứu khả thi có thể sẽ được yêu cầu giải trình bổ sung.

Giai đoạn C: Thi công dự án điện gió

Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư cần có Thiết kế chi tiết thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng, chi tiết hạ tầng và tất cả các yêu cầu quy hoạch chi tiết khác phù hợp với quy chuẩn quốc tế và quy định trong nước. Thiết kế chi tiết này được lấy cơ sở từ Thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ở Giai đoạn Phát triển dự án.

Giai đoạn D: Vận hành & bảo dưỡng

Trước ngày COD, CĐT phải tiến hành kiểm tra nghiệm thu khi nhà máy khánh thành đi vào hoạt động đồng thời chuẩn bị Báo cáo nghiệm thu. Nếu vẫn còn tồn tại những vấn đề về chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến các thông số cơ bản của nhà máy như công suất điện, vòng đời nhà máy và an toàn hoạt động, chủ đầu tư có thể quyết định nghiệm thu có điều kiện đối với một số hạng mục công trình. Tuy nhiên, phải đảm bảo được các yêu cầu an toàn tối thiểu.

Hết thời gian vận hành thử, chủ đầu tư có trách nhiệm lên phương án vận hành nhà máy kèm theo tài liệu vận hành và kế hoạch bảo dưỡng hàng năm. Đối với nhà máy từ 30 MW trở lên, thời gian bảo hành tối thiểu 2 năm với mức tiền bảo hành tối thiểu 3% chi phí đầu tư cho vận hành và bảo dưỡng. Bên cạnh đó, mỗi năm, chủ nhà máy phải đăng ký lịch bảo dưỡng các thiết bị điện để yêu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia phê duyệt.

Đối với nhà máy dưới 30MW, thời gian bảo hành tối thiểu 1 năm với mức tiền bảo hành tối thiểu 5% chi phí đầu tư cho vận hành và bảo dưỡng. Ngoài ra, hàng năm, chủ nhà máy cũng cần đăng ký lịch bảo dưỡng các thiết bị điện để yêu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền phê duyệt.

Giai đoạn E: Dừng khai thác và tháo dỡ

Sau khi kết thúc giai đoạn vận hành dự án, công trình điện gió sẽ được nâng cấp, sửa chữa hoặc dừng khai thác sử dụng. Nếu dừng khai thác sử dụng, địa điểm dự án phải được khôi phục nguyên trạng sử dụng đất. Dừng khai thác sử dụng nghĩa là di dời toàn bộ các tuabin gió, văn phòng và tất cả hạng mục công trình nào khác trên mặt đất; nền móng và đường giao thông được lấp và sửa lại để trả lại mặt bằng nguyên trạng. Tùy theo quy hoạch sử dụng đất ở khu vực dự án, các hạng mục như đường dây điện và các công trình điện thông thường khác còn công năng sử dụng có thể được giữ lại; nếu không thì sẽ phải tháo dỡ.

Tại sao nên chọn EPC PC1 làm tổng thầu thi công dự án điện gió?

Với bề dày kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao, EPC PC1 đã trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tổng thầu nhà máy điện gió và đầu tư năng lượng. Công ty có nhiều kinh nghiệm trong thi công các dự án nhà máy điện gió với quy mô lớn, nhận được sự tin cậy và đánh giá cao của khách hàng và các chủ đầu tư. Không chỉ đáp ứng tốt nhất về trang thiết bị, kỹ thuật, EPC PC1 còn sở hữu đội ngũ chuyên gia, chuyên viên tư vấn thi công trình độ cao, đảm bảo tiến độ công trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, khi trở thành đối tác của EPC PC1, doanh nghiệp sẽ được hưởng những mức ưu đãi tốt nhất của các giải pháp từ thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt, vận hành cho đến bảo trì, bảo dưỡng. Bên cạnh đó, EPC PC1 luôn cam kết mang đến những sản phẩm chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tiến độ công trình cho các quý khách hàng và nhà đầu tư.
Quý khách hàng, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn đơn vị thi công nhà máy điện gió uy tín, hãy liên hệ ngay với EPC PC1. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng quý khách hàng cho đến khi hoàn thiện công trình nhằm mang kết quả tốt nhất cho dự án.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PC1

  • MST: 0100100745; Mã CK: PC1
  • Tòa CT2-Số 583 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, VN
  • Hotline: 1900 99 88 63
  • Email: epc@pc1group.vn

Xem thêm:

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.