Các công nghệ lưu trữ năng lượng phổ biến (Phần 3)

công nghệ lưu trữ năng lượng 3
4.4/5 - (5 votes)

Chúng ta đã tìm hiểu các công nghệ lưu trữ năng lượng phổ biến ở Phần 1 và Phần 2, ở phần này sẽ là những công nghệ có thể áp dụng nhiều trong tương lai.

Hệ thống nén khí CAES

Hệ thống nén khí CAES
Hệ thống nén khí CAES

Tương tự công nghệ lưu trữ năng lượng thủy điện tích năng, hệ thống khí nén (CAES) hoạt động thay vì đẩy nước lên cao, sẽ dùng lượng điện dư thừa để chạy máy nén khí nhằm bơm không khí vào một bình bình chứa lớn đặt dưới lòng đất. Rồi làm nóng không khí nén trong bình chứa, giải phóng nhiệt năng và làm quay tuabin, từ đó phát ra điện.

Và cũng giống như thủy điện tích năng, đây là một cách lưu trữ năng lượng cố định. Khí nén thường được bảo quản tốt nhất trong các cấu trúc địa chất, chẳng hạn như trong lòng núi đá hoặc mỏ muối cũ.

Theo thống kê của hiệp hội năng lượng Mỹ, khí nén là dạng lưu trữ năng lượng phổ biến thứ hai hiện nay, sau thuỷ điện tích năng. Người ta liên tục phát triển công nghệ này trong những năm gần đây và hạn chế dần việc phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để làm nóng không khí.

Hệ thống V2G

Hệ thống V2G
Hệ thống V2G

Xe điện EV có thể được tận dụng và hoạt động như các phương pháp lưu trữ năng lượng. Tại sao có thể nói như thế? Hầu hết xe máy điện hoạt động trong thời gian dài khi di chuyển, hệ thống giao tiếp cho xe điện (Vehicle to grid – V2G) từ đó sẽ giải phóng nguồn điện lưu trữ trong các EV. Nguồn dự trữ ấy sẽ được truyền tải qua lưới điện thông qua các trạm sạc, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong các giờ cao điểm. Khi đó xe máy điện EV sẽ trở thành các nhà máy điện mini.

Trong mô hình V2G, các hệ thống sạc thông minh sẽ tự động cho và lấy điện từ xe EV. Mô hình này cũng góp phần giảm lượng khí thải carbon từ các phương tiện giao thông ra môi trường.

Khí hóa lỏng

Khí hóa lỏng
Khí hóa lỏng

Điện làm chạy máy làm lạnh không khí xuống mức -196 độ C và biến nó thành chất lỏng nén trong bình chứa. Như vậy nguồn điện đã được chuyển sang dạng lưu trữ lỏng. Khi không khí tiếp xúc với chất lỏng này trong đường ống, nó sẽ trở lại dạng khí và làm quay tuabin phát điện.

Để biến nguồn điện trở thành dạng lưu trữ lỏng, chúng ta có thể làm lạnh không khí xuống mức -196 độ C, biến nó thành chất lỏng nén trong bình chứa. Một khi không khí tiếp xúc với chất lỏng này trong đường ống, nó sẽ trở lại dạng khí và làm quay tuabin phát điện. Công ty Highview Power Storage (Anh) hiện đang thử nghiệm công nghệ khí hóa lỏng tại nhà máy xử lý rác thải ở Pilsworth, nơi sẽ cung cấp năng lượng bằng cách chuyển đổi nhiệt lượng từ đốt rác thải thành năng lượng.

Một trong những lợi ích chính của công nghệ hóa lỏng khí chính là khả năng lưu trữ cao của nó: 700 lít không khí xung quanh có thể được giảm xuống chỉ còn 1 lít khí lỏng. Hơn nữa, công nghệ này rất có tiềm năng phát triển bởi nó có thể tận dụng nhiệt độ từ các nhà máy nhiệt điện, nhà máy sản xuất thép hoặc tận dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published.